Phần V: Kinh nghiệm và tư vấn khác
Sơn tường không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà bởi những tác nhân bên ngoài như sự thay đổi thất thường của thời tiết ảnh hưởng tới độ bền của công trình hay sự sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn nấm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ của chủ nhà.
+ Loại sơn:
– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn tường kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng. Vì vậy khi chọn sơn, bạn cần cân nhắc những đơn vị uy tín đã được kiểm nghiệm và công nhận.
– Bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và tìm hiểu các thành phần hóa học tiêu chuẩn trong sơn, để dựa vào đó có thể tự mình kiểm tra trên từng sản phẩm.
– Hiện nay, các kiến trúc sư thường khuyên mọi người sử dụng công nghệ sơn nano với khả năng chống thấm nước ngăn chặn tối đa sự phát triển của nấm mốc, bề mặt láng bóng dễ lau chùi.
+ Màu sơn:
– Lựa chọn màu sơn là một tiêu chí quan trọng, căn hộ của bạn có thực sự đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phối hợp màu sắc giữa những khoảng không gian. Lựa chọn màu sơn sẽ giúp làm nổi bật những món đồ nội thất và tạo dựng phong cách riêng cho căn hộ của bạn hoặc sẽ phá vỡ tất cả những ý tưởng nghệ thuật và trở nên nặng nề, lộn xộn, kém thẩm mỹ.
– Đối với mỗi không gian sử dụng nên có sự thay đổi màu sắc tránh sự nhàm chán nhưng phải nằm trong một tổng thể về phong cách và ý tưởng.
– Lựa chọn màu sơn phong thủy theo mệnh của gia chủ, lựa chọn màu sơn theo tuổi tác và sở thích của từng thành viên trong gia đình, lựa chọn màu sơn theo xu hướng thiết kế cũng là những tiêu chí được quan tâm nhiều hiện nay.
Với sự đa dạng về màu sắc và khả năng phối màu bằng công nghệ hiện đại, bạn có thể thỏa sức với những ý tưởng, sáng tạo của bản thân. Điều bạn cần duy nhất là một kiến trúc sư giỏi cùng đội ngũ thợ thi công lành nghề, giúp bạn định hình và đưa ý tưởng của bạn thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.
Sơn lót là lớp rất quan trọng, có các tác dụng sau:
– Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
– Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét… Như vậy, lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
– Việc sơn phải tuân theo số lớp sơn khuyến cáo của nhà sản xuất hay chỉ dẫn của thiết kế. Thông thường phải sơn làm ba lớp. Lớp đầu là lớp sơn lót và hai lớp sau ngoài nhiệm vụ bảo vệ công trình còn tạo màu cho công trình hoặc kết cấu.
– Thời gian giãn cách giữa lúc sơn các lớp phải đủ cho lớp dưới phải khô mới thi công đè lớp trên. Nếu yêu cầu cao, sau mỗi lớp sơn lại lấy giấy nhám đánh cho mặt lớp sơn nhẵn mới sơn tiếp lớp sau.
– Vết chổi sơn lớp trước được vạch thẳng, vết chổi sau phải đè lên một phần của vết chổi trước cho kín mặt sơn. Đến lớp sau, vết chổi lại quét vuông góc với lớp đã sơn để các lớp sơn phủ kín khắp mặt tường cần phủ.
– Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý trước khi sơn).
– Sự lựa chọn sản phẩm sơn (sơn nội thất, sơn ngoại thất).
– Quá trình tiến hành sơn.
– Chất lượng của sản phẩm.
Bất kỳ một yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến độ bền và tuổi thọ của lớp sơn phủ (ví dụ: xử lý bề không sạch sau khi xả tít dễ gây ra hiện tượng bông tróc lớt sơn do khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kém…)
Quy tắc chung khi lựa chọn màu sơn cho phòng khách là:
– Nếu phòng hướng ra phía có nhiều ánh sáng, nhiều khi gây cảm giác nóng nực thì chọn màu sơn lạnh để trung hòa, tạo sự cân bằng, thoải mái. Và ngược lại, phòng khách hướng Đông và hướng Tây thường xuyên được đón ánh nắng mặt trời, giúp không gian phòng luôn khô thoáng, song lại gây nên cảm giác nóng nực. Do đó, những màu sơn nhẹ nhàng, sắc xanh thường được lựa chọn để làm giảm dịu bớt màu nắng.
– Phòng khách hướng Bắc và hướng Nam lại cần những màu sắc ấm nóng để bù đắp cho việc không được mặt trời thường xuyên ghé thăm. Phòng khách hướng Đông Bắc thường đón gió mùa vào mùa đông nên những gam màu nóng như cam, hồng nhạt là lựa chọn thích hợp. Đối với phòng khách hướng Tây Bắc thường rất nóng vào buổi chiều, vì thế những gam màu lạnh sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho phòng khách hướng này.
– Việc lựa chọn màu sắc cho phòng khách hướng Đông Nam, Tây Nam là dễ dàng hơn cả vì đặc điểm chung của 2 hướng này là có gió mát và ánh sáng ổn định. Những gam màu nhạt, nhẹ nhàng sẽ giúp cân bằng các yếu tố trong phòng khách của bạn.
– Sơn véc ni, thường xoa (đánh) trên ba lớp. Cách đưa véc ni lên mặt gỗ là thấm véc ni vào một bùi nhùi bằng giẻ mềm và bôi theo vòng xoắn lò xo di chuyển. Sau mỗi lần bôi véc ni lại phải dùng bông hay bùi nhùi giẻ thấm cồn xoa (đánh) kỹ nhiều lần để véc ni tan và thấm sâu xuống gỗ.
– Bùi nhùi giẻ phải có độ cồn đủ ẩm, nếu khô vết xoa sẽ vạch trên mặt gỗ tạo thành gợn và mặt hoàn thiện không bóng. Nếu bùi nhùi tẩm quá nhiều cồn khi xoa (đánh) trên mặt gỗ cũng tạo thành vết gợn. Xoa nhẹ tay theo vòng xoắn lò xo đủ cho cồn thấm đều khắp mặt gỗ.
– Nếu thấy trên mặt gỗ còn lỗ bọt nước hay khe nứt, sau khi bôi véc ni phải đập bột đá ngay cho bột đá bám vào véc ni lấp đầy khe hoặc lỗ. Trước khi xoa cồn phải dùng giấy nhám hạt mịn xoa lại mặt cho mất các bột đá bám nổi trên mặt gỗ, chỉ còn bột đá trong các khe và lỗ. Nếu khe hoặc lỗ khá lớn phải dùng mát tít trám kín, sau đó đánh giấy nhám cho phẳng mặt mới bôi véc ni.
– Nên lựa chọn các sản phẩm của nhà sản xuất có thương hiệu tùy thuộc vào sở thích và đặc biệt là khả năng tài chính của bạn.
– Hãy đến các cửa hàng trưng bày, giới thiệu và trải nghiệm sản phẩm: hãy ngồi thử, dùng thử, chạm vào, cảm nhận từng chi tiết của sản phẩm mà bạn định mua, đừng đơn giản là chọn sản phẩm qua catalogue mà thôi.
– Nên chọn đồ sứ vệ sinh có phong cách đương đại không cũ với thời gian, đường nét đơn giản bởi điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thay thế đồ vệ sinh trong phòng tắm trong tương lai do phong cách không lỗi thời.
– Nên chọn đúng sản phẩm phù hợp với hệ thống cấp thoát nước trong nhà, hãy kiểm tra với tư vấn thiết kế (tư vấn giám sát) hay nhà thầu điện nước của mình xem áp lực nước của hệ thống có phù hợp với thiết bị bạn dự kiến mua và thay thế…vẫn có những loại đòi hỏi phải có áp suất nước mạnh để hoạt động tối ưu, với trường hợp này, bơm bổ sung áp suất cần được cân nhắc lắp đặt.
– Nên chọn các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Ví dụ: Với loại bồn cầu 2 mức xả, theo các chuyên gia có thể khiến bạn giảm tới 50% lượng nước sạch tiêu hao cho hoạt động xả bồn cầu. Còn đối với vòi tắm, loại có công suất cao thường tiêu hao tới 125 l nước/5 phút còn loại thông thường thì tiêu hao chỉ 35 l/5 phút.
– Sàn gỗ có khả năng điều hòa không khí, mang lại không khí mát mẻ về muà hè, ấm áp về mùa đông. Hơn nữa, sàn nhà bằng gỗ sẽ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình. Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng.
– Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ và mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường.
– Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn còn có các tính năng đặc biệt như có khả năng điều hòa không khí, bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết “Nồm”, chống trầy xước, thấm nước….
– Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80%, có thể lau chùi bằng khăn ẩm thường xuyên.
Sàn gỗ có nhiều loại vân gỗ khác nhau, nhưng khi lựa chọn sẽ có hai loại chính là sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ tự nhiên giá thành cao hơn và khan hiếm hàng hơn sàn gỗ công nghiệp. Hiện nay, đa phần các hộ gia đình đều lựa chọn dùng sàn gỗ công nghiệp, vì ngoài những ưu điểm trên đây còn là vì mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao.
Tùy thuộc vào loại bếp sử dụng ta có các phương thức xác định hướng bếp khác nhau:
– Bếp lò, bếp than: Hướng của bếp là “cửa miệng” cho củi vào đun.
– Bếp ga: Hướng của bếp là hướng ngược lại với người đứng đun, tức là hướng của núm vặn tắt mở bếp
– Bếp từ không có lửa, không được gọi là “táo vị” nên không tính.
Chọn nhãn hiệu máy:
– Nên chọn những hãng sản xuất có uy tín (có nhiều năm kinh nghiệm và đã được thị trường trong nước chấp nhận), có xuất xứ rõ ràng (hóa đơn, chứng từ, chế độ bảo hành…).
Chọn công suất máy:
– Điều quan trọng cần nhớ khi chọn điều hòa là công suất máy phải phù hợp với không gian phòng. Công suất của máy lạnh thường được ghi theo đơn vị BTU/h. Trong thực tế, nhiều người dùng đơn vị sức ngựa (mã lực) để chỉ công suất điều hòa, một sức ngựa (ký hiệu: HP) tương đương 9.000 BTU/h. Cụ thể:
+ Phòng có kích thước: (03 x 04 x 3,5) m3 = 42 m3 nên chọn điều hòa 01 HP.
+ Phòng có kích thước: (04 x 05 x 3,5) m3 = 70 m3 nên chọn điều hòa 1,5 HP hoặc 02 HP.
+ Phòng có kích thước: (05 x 06 x 3,5) m3 = 105 m3 nên chọn điều hòa 2,5 HP.
Lưu ý:
Công suất điều hòa nhiệt độ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như độ che phủ ánh sáng mặt trời, độ cách nhiệt của phòng, vị trí và độ lớn của cửa sổ và số lượng người thường xuyên sử dụng căn phòng nhiều hay ít. Vì vậy, không phải căn phòng nào cũng có tiêu chuẩn giống nhau nên chúng ta có thể cộng hoặc trừ thêm khoảng 05 – 10 m3 tùy trường hợp.
Chọn công suất máy thiếu so với diện tích phòng:
– Nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và máy nhanh hỏng.
Chọn công suất máy thừa so với diện tích phòng:
– Khi mua máy nên chọn công suất dư ra một ít. Số tiền đầu tư ban đầu có thể nhiều hơn là chọn máy đúng công suất nhưng được lợi là máy mạnh, thời gian đạt độ lạnh nhanh hơn và khi máy đạt đủ độ lạnh thì sẽ tự ngắt. Với loại máy dư công suất so với nhu cầu thì máy sẽ có nhiều thời gian “nghỉ”, giúp cho độ bền của máy được kéo dài.
So sánh về mặt tiêu thụ điện năng:
+ Khi hai máy có công suất lớn và nhỏ cùng hoạt động liên tục thì máy có công suất lớn sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn;
+ Trong trường hợp dùng cho một căn phòng có thể tích bằng nhau, thì loại máy công suất lớn có thể ít tốn điện hơn vì chúng chỉ chạy trong một thời gian ngắn là phòng đạt độ lạnh và máy sẽ tự ngắt. Trong khi đó, máy có công suất vừa đủ hoặc thiếu sẽ buộc phải chạy liên tục và như vậy sẽ phải tiêu thụ điện năng liên tục có thể nhiều hơn so với máy có công suất lớn.
Lưu ý:
Không nên chọn công suất máy dư quá nhiều, điều này làm máy hoạt động không hết công suất gây lãng phí.
Nên làm:
– Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường).
– Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (01 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng).
– Sử dụng nắp bảo vệ đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.
Không nên làm:
– Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.
– Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…
– Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.
Kích thước chuẩn phổ biến cho nhà ở:
– Chiều rộng vế: 0,9 – 1,2 m;
– Độ dốc phù hợp: không vượt quá 40 độ.
– Chiều cao bậc (h): 156 – 175 mm;
– Bề rộng bậc (b): 250 – 300 mm.
Công thức xác định mối liên hệ tương quan giữa chiều cao và chiều rộng bậc là: 2h + b = 590 ÷ 640 mm.
– Tổng số bậc thang theo mỗi tầng thường chọn: 21 hoặc 22 bậc.
– Chiều cao lan can: 0,8 – 1,0 m (thường chọn 0,9 m).